Nghẹt mũi khi ngủ là tình trạng không hiếm gặp ở nhiều người. Biểu hiện của tình trạng này làm gián đoạn giấc ngủ và là nguyên nhân của nhiều loại bệnh. Cùng Thegioinem.com tìm hiểu về nghẹt mũi khi ngủ do nguyên nhân nào gây ra và cách trị nghẹt mũi khi ngủ?
Nghẹt mũi là tình trạng tắc nghẽn 1 hay cả 2 bên mũi do hệ hô hấp tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng. Niêm mạc mũi và xoang bị kích ứng dẫn đến tăng tiết nhiều chất nhờn để đào thải các chất gây dị ứng. Kết quả khi dịch mũi tiết quá nhiều dẫn đến nghẹt mũi gây cản trở sự lưu thông khí của đường hô hấp. Khiến luôn có cảm giác khó khăn khi thở bằng mũi và thường xuyên phải thở bằng miệng.
Khi bị nghẹt mũi đa số người bệnh sẽ nghĩ đây là vấn đề không quá lớn chỉ gây cảm giác khó chịu khi thở. Tuy nhiên nếu tình nghẹt mũi kéo dài có thể gây ra các hậu quả như:
Nghẹt mũi là gì
Số đông mọi người không biết tại sao lại bị nghẹt mũi khi đi ngủ thực tế cho thấy hiện tượng này thường xảy ra do các nguyên nhân sau:
Cảm cúm là nguyên nhân nghẹt mũi
Viêm mũi dị ứng
Căng thẳng tinh thần
Kê cao gối khi ngủ: Nghẹt mũi sẽ giảm nếu nằm với gối cao hơn bình thường. Vì chất nhầy sẽ theo trọng lực mà chảy xuống cổ họng đây là một trong những cách ngủ ngon khi nghẹt mũi khá hiệu quả.
Điều chỉnh tư thế ngủ: Nằm ngửa là tư thế tốt nhất khi bị nghẹt mũi. Tránh nằm nghiêng vì khi đó chất nhầy sẽ chảy sang bên còn lại và càng làm gia tăng tình trạng nghẹt mũi.
Chọn một tấm nệm chất lượng như nệm cao su cho phép ôm trọn mọi đường nét và hình dạng của người nằm, giúp xương sống không bị đè nén. Những loại nệm cao su Vạn Thành, cao su Liên Á,... có độ bền vượt trội và độ đàn hồi sẽ là lựa chọn phù hợp cho những người thường xuyên trở mình và có dấu hiệu nghẹt mũi.
Nằm ngửa là tư thế tốt nhất khi bị nghẹt mũi
Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp: Khi bị nghẹt mũi không nên để nhiệt độ phòng quá lạnh vì sẽ làm niêm mạc mũi dễ bị co lại. Phải luôn đảm bảo nhiệt độ phòng ngủ luôn mát mẻ và ánh sáng tốt sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Tạo không gian phòng ngủ thông thoáng: Luôn giữ không gian trong phòng thoáng mát có thể bố trí cây xanh và sắp xếp các vật dụng trong phòng để không cảm giác phòng bị chật hẹp, tù túng. Hạn chế để các vật dụng có lông trong phòng ngủ
Vệ sinh chăn ga gối đệm thường xuyên: Cần thường xuyên kiểm tra và giặt chăn ga gối nệm để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn có hại đến sức khỏe. Vì bụi bẩn là nguyên nhân khiến mũi bị khó chịu gây hắt xì và nghẹt mũi.
Xông tinh dầu tràm trà: Tinh dầu có thể giúp cải thiện tắc nghẽn xoang mũi. Bởi các hoạt chất trong tinh dầu tràm trà có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, giảm nghẹt mũi. Nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm trà vào bộ khuếch tán tinh dầu trước trong phòng ngủ. Sau đó thực hiện một vài động tác hít thở và kết hợp massage vùng mũi và dùng tay nhấn vào đáy mũi kích hoạt vùng bị tắc giúp lưu thông không khí tốt hơn.
Trị nghẹt mũi khi ngủ với nước muối sinh lý: Cách trị nghẹt mũi khi ngủ tại nhà với nước muối sinh lý được rất nhiều người áp dụng và có hiệu quả nhanh chóng. Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn và có tác dụng làm sạch tốt. Nước muối sinh lý vai trò giúp tăng độ ẩm trong xoang mũi và làm loãng dịch nhầy. Khi rửa mũi nước muối sinh lý sẽ làm các mao mạch trong xoang mũi được xoa dịu và giảm tình trạng sưng nề.
Cách trị nghẹt mũi bằng tắm nước ấm: Một cách trị nghẹt mũi cấp tốc tại nhà rất đơn giản mà có thể thực hiện hàng ngày là tắm nước ấm. Việc hít thở hơi nước ấm trong khi tắm giúp lượng dịch nhầy trong xoang mũi lỏng ra và giảm tình trạng viêm, do đó nếu đang bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ hoặc nghẹt mũi chảy nước mũi nên tắm nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm với nước ấm.
Cách trị nghẹt mũi bằng tắm nước ấm
Ăn đồ cay: Trong thành phần của ớt có chứa capsaicin là một hợp chất hóa học mang tác dụng làm loãng chất nhầy trong mũi và làm tạm thời giảm nghẹt mũi. Không khuyến khích với người bị đau dạ dày vì sẽ làm tình trạng đau thêm nghiêm trọng hơn.
Uống trà gừng nóng với mật ong: Gừng vốn được xem là phương thuốc điều trị các bệnh cảm lạnh, nghẹt mũi, sổ mũi, giải cảm khá hiệu quả vì công dụng hiệu quả như làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm viêm, khoáng chất cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
Hít hơi từ tỏi hoặc ăn tỏi: Trong tỏi có hàm lượng cao chất allicin và scordinin giúp hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, chống viêm, chống khuẩn nên thường xuyên được sử dụng để trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp và làm hết nghẹt mũi, khó thở. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường cholesterol cao và huyết cao ăn tỏi cũng rất tốt.
Nguyên nhân ngủ bị nghẹt mũi có rất nhiều, tuy không phải là một dấu hiệu nguy hiểm nhưng nghẹt mũi kéo dài cần phải tìm được nguyên nhân chính xác. Không nên chủ quan vì nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Các cách trị nghẹt mũi khi ngủ trên rất đáng thử vì chúng hoàn toàn tự nhiên và bạn có thể áp dụng ngay tại nhà đấy.